Bài Viết Mới

Tại sao phải bảo quản nông sản sau khi thu hoạch?

  Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Chính vì thế, nông sản nước ta sau khi thu hoạch rất dễ bị hư hỏng. Do đó, bảo quản nông sản đúng cách là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Điện Lạnh Biển Bạc sẽ chia sẻ phương pháp bảo quan nông sản sau khi thu hoạch phổ biến nhất hiện nay.

Bảo quản nông sản là gì?

Bảo quản nông sản là phương pháp duy trì chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Sau khi thu hoạch, môi trường tự nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng của nông san. Chúng có thể bị hư hỏng khi gặp nhiệt độ, độ ẩm và không khí không phù hợp.

Với mỗi loại nông sản sẽ có những đặc điểm riêng, do đó có hình thức bảo quản cũng khác nhau. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng địa phương mà sẽ lựa chọn phương pháp bảo quản và điều chỉnh cho phù hợp.

Tại sao phải bảo quan nông sản sau khi thu hoạch

Bảo quản nông sản sẽ giúp giảm mức độ hao hụt chất lượng và số lượng. Khi nông sản được bảo quản đúng cách sẽ tránh được tình trạng hỏng hóc, nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường.

Việc bảo quản nông sản đúng cách giúp nhà nông tránh gặp phải việc hao hụt về số lượng và thiệt hại sản lượng trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, việc bảo quản còn giữ lại được hoàn toàn hàm lượng dinh dưỡng tới tay người sử dụng

Các phương pháp bảo quản nông sản

Dưới đây, Điện Lạnh Biển Bạc sẽ chia sẻ 5 phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch phổ biến nhất hiện nay:

Phương pháp bảo quản nông sản trạng thái kín

Thông gió tự nhiên

Điều kiện cần phải có khi muốn bảo quản nông sản bằng thông gió tự nhiên:
  1. Khí hậu: Khi trời không mưa, không có sương mù là lúc độ ẩm sẽ cao và có hại cho việc bảo quản nông sản
  2. Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực xuất hàng, kho đệm không được cao quá 25 độ C và không thấp dưới 10 độ C vì khi mở cửa thông gió, khí nóng sẽ vào và làm tăng nhiệt độ trong kho. Ngược lại, nếu thấp dưới 10 độ C thì sẽ mang hơi lạnh vào kho và làm ngưng tụ hơi nước trong kho.
  3. Điểm sương: Nhiệt độ đọng sương trong kho phải thấp hơn nhiệt độ bên ngoài kho. Do nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ đọng sương trong kho nước nên hơi nước sẽ ngưng tụ lại và gây ảnh hưởng tới quá trình bảo quản.
Thời điểm thích hợp để mở cửa thông gió là khoảng 8-9 giờ sáng đến 17-18 giờ chiều. Khi có cơ hội thông gió, bạn phải biết cách mở cửa kho. Đầu tiên, bạn nên mở cửa theo hướng gió thổi, sau đó mở cửa hai bên kho, cuối cùng là mở cửa để không khí thoát ra ngoài.

Thông gió tích cực

Đây là cách bảo quản hạt bằng không khí, nhờ sự thông gió, có thể kích thích làm hạt chín. Thông gió tích cực làm giảm nhiệt độ, độ ẩm thấp dần và thay đổi lượng không khí trong khoảng trống giữa các hạt mà vẫn giữ nguyên tính chất của chủng. 

Để sử dụng phương pháp thông gió thì cần phải dùng máy quạt có công suất lớn hoặc máy thổi không khí. Tuy nhiên, chỉ chúng ta nên sử dụng quạt khi độ ẩm ổn định, không khi ngoài trời thấp. 

Thông gió tích cực được xem là phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch hoàn thiện nhất, chi phí bảo quản thấp, được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quá trình bảo quản.

Phương pháp bảo quản nông sản kín

Phương pháp bảo quản kín sẽ tránh cho sản phẩm tiếp xúc với không khí. Nhờ đó sẽ giữ được nông sản ở trạng thái an toàn.

Do không khí chứa tới 20% oxy nên khi tiếp xúc với số lượng lớn nông sản sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa, làm chúng bị hư hỏng. Người ta thường bỏ gói hút oxy khi đóng gói nông sản để bạn chế hiệu quả khả năng phát triển các loại vi khuẩn gây hại.

Có 2 cách bỏ không khí và hơi ẩm cần lưu ý như sau:

  • Phương pháp đầu tiên: Sử dụng gói hút oxy (thành phần chính là hạt silicagel) khi đóng gói nông sản.
  • Một số phương pháp thường thấy nữa là sử dụng cách hút chân không để loại bỏ đi oxy và khí ẩm. Đây là biện pháp bảo quản kín giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn có hại.

Phương pháp bảo quản nông sản trạng thái lạnh

Phương pháp bảo quản nông sản trạng thái lạnh có lẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai. Cách dùng nhiệt độ ức chế quá trình chín của nông sản giúp chúng được bảo quản trong thời gian lâu hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế hư hại trong quá trình vận chuyển. 

Bảo quản bằng phương pháp lạnh

Phương pháp này duy trì nhiệt độ của sản phẩm cao hơn một chút so với nhiệt độ làm đông của dịch tế bào, thường là 0 độ C đến 10 độ C. Bảo quản bằng phương pháp lạnh, chất lượng của thực phẩm vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vì tế bảo không bị đông cứng.

Để lưu trữ các mặt hàng nông sản bằng phương pháp này cần phải chú ý đến việc giảm độ ẩm của không khí.

Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh

Phương pháp bảo quản đông lạnh luôn giữ nhiệt độ của sản phẩm giao động từ -10 độ C đến -30 độ C hoặc cũng có thể thấp hơn. Mặt khác, ở điều kiện nhiệt độ này sẽ làm các vi sinh vật bị tê liệt, ức chế khả năng sinh sản và phát triển của chúng:

  • Môi trường làm lạnh khí: Dùng khí CO2 hoặc không khí để làm lạnh
  • Môi trường làm lạnh rắn: Sử dụng hợp chất nước đá + muối + tuyết CO2 ở dạng khô
  • Môi trường làm lạnh lỏng: CaCl2, NaCl, Etylen glycol và propylene glycoil tùy theo từng loại sản phẩm mà sử dụng chất làm lạnh khác nhau.
Rau củ quả sau khi thu hoạch cần phải làm sạch, sau đó được cấp đông, nhiệt độ thường là 25-28 độ C. Sau khi cấp đông và bảo quản ở nhiệt độ 15 - 18 độ C. Phương pháp này được sử dụng để bảo quản tất cả các loại sản phẩm dùng để đóng hộp, công nghiệp chế biến và được ứng dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có nhược điểm là làm thay đổi một số đặc tính của sản phẩm. Khi ra đông, đá thường bị chảy nước làm mất nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có thể dễ dàng xâm nhập

Phương pháp bảo quản nông sản bằng hóa học

Bảo quản nông sản bằng hóa học là dùng thuốc để bảo vệ chúng ở mức độ nhất định, vừa không gây hại cho sức khỏe con người vừa mang lại tác dụng bảo quản nông sản. Phương pháp này có tác dụng rất lớn trong việc bảo quản nông sản. Ngăn chặn sự phá hoại của mọt,  nấm mốc hoặc gặm nhấm.

Các loại hóa chất thường được sử dụng phổ biến để bảo quản nông sản như: Cloropicrin, dicloroetan, bekaphot,...

Đối với rau quả, công nghiệp thực phẩm thường sử dụng sunfat khan, axit oxalic, axit benzoic,...

Phương pháp bảo quản nông sản trong khi quyển điều chỉnh

Phương pháp lưu trữ bằng khí là cách được nhiều người biết đến và áp dụng. Nông sản sau khi thu hoặc sẽ tiếp tục chuyển hóa, tùy theo lượng oxy trong môi trường mà mức độ chuyển hóa sẽ khác nhau.

Tốc độ hỏa động của vi khuẩn giảm khi hàm lượng oxy ở mức thấp. Do vậy, việc bơm vào môi trường bảo quản một lượng lớn khi trơ như nito hoặc CO2 sẽ gây hại sự phát triển của sinh vật

Người ta sử dụng khí CO2 từ tuyết hoặc khí nén để cho vào cốc bảo quản kín. Mức độ CO2 từ 10% đến 12% là hợp lý. Nồng độ sẽ làm giảm tốc độ chín của nông sản ít hơn 2-3 lần so với bảo quản trong điều kiện bình thường.

Khí được sử dụng phổ biến để bảo quản hiện nay là CO2. Qua nhiều nghiên cứu, nồng độ oxy từ 2-5% là hợp lý.

Trên đây là các phương pháp để bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Hiện nay, việc sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản đang không còn xa lạ với bất kỳ ai và đây cũng là phương pháp hiện đại và tối ưu nhất. Điện Lạnh Biển Bạc cung cấp các loại kho lạnh bảo quản trên toàn quốc, hãy liên hệ với chúng tôi qua: 

Hotline: 0926 381 999 để được tư vấn miễn phí 24/7. Xin trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC

Địa chỉ: Số 812 & 1057, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mã số thuế: 0106802243

Hotline: 0926 381 999

Điện thoại: 02462 543 777

Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang