Bài Viết Mới

Lắp Đặt Kho Lạnh Phục Vụ Khai Thác Đánh Bắt Hải Sản Xa Bờ


 
Khai thác hải sản xa bờ chiếm gần 20% tổng số tàu khai thác hải sản nhưng đang gặp khó khăn về kỹ thuật khai thác…

Những ngày này các chủ tàu tỉnh Phú Yên đang tất bật chuẩn bị chuyến biển mới. Ông Võ Đốc, chủ tàu cá PY92691 cho biết, đang vào vụ cá Nam ông và các chủ tàu cá khác tại Phú Yên vẫn đi biển đều đặn theo lịch trình và càng quyết tâm bám biển hơn khi Trung Quốc đang đặt giàn khoan trái phép trên ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Đây chỉ là một trong đoàn tàu cá xa bờ của ngư dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa… đang từng ngày vươn khơi bám biển, từng bước được hiện đại hóa để khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản của Tổ Quốc.




Khai thác hải sản hiện nay đang theo 2 hình thức khai thác gần bờ và xa bờ. Tuy nhiên cả 2 hình thức này đang gặp những tồn tại nhất định làm hạn chế hiệu quả của ngành.

Khai thác hải sản gần bờ tuy đã có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu tàu thuyền nghề ra xa bờ nhưng đến nay vẫn còn khoảng 80% số lượng thuyền nghề khai thác ven bờ bằng vỏ gỗ, không có hầm bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; đa phần bảo quản bằng đá lạnh, muối hoặc phơi khô; thực hiện chuyến biển trong ngày.



Khai thác hải sản xa bờ chiếm gần 20% tổng số tàu khai thác hải sản nhưng đang gặp khó khăn về kỹ thuật khai thác, cũng như bảo quản sau thu hoạch. Cùng với hạn chế về đội tàu, nguồn nhân lực cho khai thác hải sản cũng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay chỉ có 30% số thuyền trưởng, máy trưởng được đào tạo nghề còn lại hoạt động nghề theo “cha truyền con nối”. Phần lớn ngư dân có trình độ thấp và chưa được đào tạo tay nghề.

Hiện nay, ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương thường sử dụng phương pháp câu tay kết hợp ánh sáng, cá ăn câu ở độ sâu lớn, khi thu câu nhanh, bị thay đổi áp suất đột ngột cộng với quẫy mạnh do bị làm chết bằng chầy gỗ đập vào đầu nên chất lượng thịt không cao. Cá lại chỉ được bảo quản bằng đá lạnh dài ngày nên hầu như chỉ đạt tiêu chuẩn làm cá hộp nên việc lắp đặt hệ thống kho lạnh rất cần thiết.

Trong khi đó, chỉ duy nhất một ngư dân Nhật Bản thực hiện cả quy trình từ làm cá bình tĩnh trên biển và có thời gian làm quen thay đổi áp suất, sau đó bị làm cá chết rất nhanh bằng sợi kim loại chọc vào tủy sống rồi làm lạnh cá từ từ bằng nước đá tới khi đạt độ lạnh cần thiết đưa vào các kho lạnh thủy sản riêng để cấp đông. Với cách làm này, sản phẩm cá ngừ của Nhật Bản có giá trị gấp 10 lần cách khai thác của Việt Nam.

Cụ thể, đến năm 2020, sản lượng xa bờ chiếm 63,6% tổng sản lượng khai thác hải sản (hiện nay chiếm 48%), sản lượng khai thác ven bờ chiếm 36,4% (hiện nay chiếm 52%). Đồng thời tập trung tăng các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, giảm mạnh sản lượng tôm và cá tạp.



Một giải pháp được xem là nền tảng cho ngành khai thác hải sản đó là công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản. Ngư dân phải được đào tạo, đồng thời với những chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước giúp ngư dân thiết kế thuyền làm bằng vỏ sắt, tiếp cận được với những phương pháp đánh bắt mới. Kết hợp với phương pháp ướp lạnh, cấp đông hải sản ngay sau khi đánh bắt bằng thiết kế kho lạnh chuyên dụng cho đánh bắt xa bờ.

“Với lực lượng ngư dân trẻ, năng động tiếp cận thông tin kỹ thuật đánh bắt, nếu Nhà nước có chính sách mở rộng đoàn tàu hiện đại, tôi tin ngư dân sẽ hoàn toàn có thể học tập để làm chủ được các con tàu vươn ra xa bờ, nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Việt, ngư dân khai thác cá ngừ tỉnh Bình Định.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Hồng Trường - Chuyên tư vấn thiết kế, thi công kho lạnh, kho lạnh bảo quản trên toàn quốc.

Mobile: 0926 381 999 
Email: dienlanhbienbac@gmail.com


Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Số: 812 Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chuyên: Lắp đặt
Kho lạnh bảo quản nông sản
Kho lạnh bảo quản thủy sản
Kho lạnh bảo quản thực phẩm
Kho lạnh bảo quản dược phẩm vắcxin



Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang